Bên cạnh các loại bánh mì thịt, bánh mì chả cá, bánh mì que thì bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ trở thành món ăn quen thuộc với tất cả mọi người trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nguồn gốc của loại bánh mì này đến từ đâu. Cách làm bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam có thật sự chuẩn hay những yếu tố nào làm nên hương vị thơm ngon khó cưỡng thì hẳn nhiều người vẫn còn chưa biết đến.
Đặc điểm của bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ
Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ là sự kết hợp giữa 1/5 chiếc bánh mì tròn làm vỏ, có hình tam giác. Nhân chính giữa là thịt nướng chín vừa, salad rau chua ngọt và nước sốt sánh mịn, béo ngậy. Các loại thịt (bò, cừu, gà, heo) được ướp theo công thức riêng và quay nướng ngay trên quầy bán tạo nên một hương thơm đặc biệt lôi cuốn bất kỳ ai đi ngang qua. Chỉ khi nào có khách đến mua, người bán mới dùng dao cắt từng lát mỏng thịt xuống. Hòa cùng các nguyên liệu khác và ép dòn trên máy kẹp bánh mì. Người ăn sẽ cảm nhận được phần vỏ bánh giòn rụm vừa ra lò, phần thịt vừa ăn, cùng nước sốt và salad đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, thử một lần là nhớ mãi.
Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ biến hóa như thế nào khi vào Việt Nam?
Để phù hợp với hương vị và túi tiền của người bán cũng như người mua, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ khi gia nhập vào Việt Nam đã có những sự thay đổi. Chúng ta vẫn nướng và quay thịt ngay trên bàn chế biến, cũng cắt thịt khi có khách và giữ nguyên khâu ép bánh sau cùng. Tuy nhiên, nếu bánh mì nguyên bản ở Thổ Nhĩ Kỳ dùng thịt cừu. Thì khi vào nước ta đã được thay thế bằng thịt bò, gà và thường thấy nhất là thịt heo. Vốn dĩ, việc tìm thịt cừu làm nguyên liệu ở Việt Nam là cực kỳ khan hiếm. Vì thế để phù hợp với khẩu vị, tăng thêm lợi nhuận cho người bán. Thì thịt heo được chấp nhận với giá cả phải chăng, được lòng các bạn sinh viên và nhân viên văn phòng.
Những yếu tố làm nên bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ thơm ngon
Một trong những thành phần không thể thiếu của món bánh mì chính là thịt nướng. Muốn có được miếng thịt chín đều, màu vàng nâu bắt mắt, vị vừa ăn. Bạn cần phải biết cách ướp thịt. Hiện nay, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhiều cơ sở đã sản xuất ra lọ ướp thịt nướng Thổ Nhĩ Kỳ chuyên dụng. Chỉ cần trộn đúng theo tỉ lệ là có ngay mẻ thịt hấp dẫn. Bên cạnh đó, khâu nướng và quay thịt cũng cần có kỹ thuật và phụ thuộc phần lớn vào việc chọn lò nướng thịt 2, 3, 4 buồng đốt thích hợp.
Yếu tố thứ hai không thể không nhắc đến là phần nước sốt. Hầu hết người bán hiện nay thường dùng 3 loại: sốt mayonnaise, tương ớt và tương cà. Tưởng đơn giản khi đây là những loại nước chấm quen thuộc. Nó dễ dàng tìm kiếm ở tất cả các cửa hàng tạp hóa, siêu thị lớn bé. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được người tiêu dùng quan tâm và đề phòng. Nếu muốn giữ chân khách hàng, tốt nhất bạn nên tự làm phần nước sốt theo cách riêng của mình.
Cuối cùng, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không hoàn hảo nếu thiếu đi phần salad rau nhiều màu sắc và vỏ bánh được nướng giòn. Sở dĩ, loại bánh mì này được ưa chuộng bởi chúng cân bằng đủ các loại dưỡng chất. Như vitamin từ salad, đạm từ thịt và các khoáng chất khác. Phần rau ăn kèm sẽ giúp miếng bánh trông đẹp hơn và làm người ăn đỡ ngán. Sau khi đã cho đầy đủ các nguyên liệu cần có. Bạn cần có khâu kẹp nóng bánh mì sau cùng, để dễ ăn và nóng giòn hấp dẫn.
Cách làm bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ thơm ngon chuẩn công thức
Cách làm bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ thơm ngon chuẩn công thức. Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những thức ăn nhanh không thể thiếu đối với mọi người. Đồng thời là loại bánh mì bán chạy nhất trên thị trường.
Nguyên liệu để tạo nên nét đặc trưng của bánh mì thổ nhĩ kỳ là thịt nướng và cách ướp gia vị. Thịt nướng trở nên ngon đặc biệt hơn bằng cách được quay tròn trên lò nướng.
Trên một chiếc xiên thẳng đứng được đặt ngay trên thân lò. Cách nướng này làm cho tất cả phần thịt trên chiếc xiên được nướng đều, chín từ ngoài vào trong mà không hề bị khô cháy. Khi được quay tròn trên mâm nướng mà thịt vẫn giữ được nguyên hương vị thơm ngọt vốn có.
Ngoài cách ướp bánh mì quan trọng thì vẫn còn một số thành phần làm nên hương vị của bánh là nước sốt. Nước sốt cũng khá lạ có màu trắng, tương tự như nước sốt mayonnaise nhưng có phần loãng hơn. Khi thưởng thức sốt có vị chua, cay nhẹ và thơm nồng hương. Nước sốt được rưới đều lên 2 mặt của bánh. Tác dụng làm tăng vị thơm ngon cho các nguyên liệu, vừa giúp bánh có độ mềm mịn hơn.
Trên đây là những cách làm bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ thơm ngon chuẩn công thức. Hi vọng bài viết hữu ích với tất cả các bạn.